Thông tin không thể bỏ qua về ngành Tạo mẫu và Chăm sóc sắc đẹp

Chương trình đào tạo chính quy ngành Tạo mẫu và Chăm sóc sắc đẹp tại trường Trung cấp Việt Đức mang lại cho người học kiến thức, kỹ năng vững chắc, đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành nghề có tay nghề cao.

Làm đẹp hiện nay là nhu cầu tất yếu, kéo theo đó là yêu cầu về tay nghề của nhân lực ngày càng khắt khe. Nhân lực được đào tạo bài bản, có bằng cấp chính quy càng có lợi thế cạnh tranh trong ngành.

  1. Tên nghề: Tạo mẫu và Chăm sóc sắc đẹp
  2. Mã nghề: 5810402
  3. Trình độ đào tạo: Trung cấp
  4. Hình thức đào tạo: Chính quy
  5. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên
  6. Thời gian đào tạo: 2 năm chia thành 4 học kỳ
  7. Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 27 Môn học = 66 tín chỉ
  1. Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp chính quy

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Mục tiêu đào tạo chung:

– Ngành Tạo mẫu và Chăm sóc sắc đẹp trình độ Trung cấp là ngành, nghề trực tiếp cải thiện, chăm sóc vẻ đẹp của con người, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

– Các công việc của nghề được thực hiện tại các bộ phận trong các spa, salon hoặc các cơ sở làm đẹp lưu trú nên môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn – vệ sinh và sức khỏe. Cường độ làm việc không cao nhưng chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách làm đẹp.

– Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, cần có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội, rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng, xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

  1. Kiến thức:
  • Mô tả được vị trí, vai trò của nghề Chăm sóc sắc đẹp và đặc trưng của hoạt động Chăm sóc sắc đẹp;
  • Mô tả được hoạt động của các nhiệm vụ của các dịch vụ trong dịch vụ làm đẹp, mối quan hệ giữa các dịch vụ làm đẹp trong các spa, salon;
  • Trình bày được các quy trình kỹ thuật cơ bản của Chăm sóc sắc đẹp: Chăm sóc da, chăm sóc móng, trang điểm, chăm sóc khách hàng, chăm sóc chuyên sâu về da, quy trình massage bấm huyệt và các dịch vụ khác;
  • Tiếp nhận, hiểu rõ các yêu cầu phản hồi của khách hàng về dịch vụ;
  • Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ, mỹ phẩm chủ yếu của các kỹ thuật trong cơ sở chăm sóc sắc đẹp và giải thích công dụng của chúng;
  • Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong Cơ sở làm đẹp để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;
  • Trình bày được các tiêu chuẩn 5S tại nơi làm việc;
  • Mô tả quy trình vận hành kết nối mạng tại cơ sở làm việc;
  • Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
  1. Kỹ năng:

– Phục vụ được khách hàng tại các vị trí công việc của các dịch vụ chăm sóc da;

– Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc toàn thân;

– Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc móng;

– Thực hiện các kỹ thuật trang điểm thẩm mỹ theo đúng tiêu chuẩn;

– Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc chuyên sâu về da;

– Thực hiện các kỹ thuật Massage bấm huyệt;

– Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị, mỹ phẩm của cơ sở làm đẹp;

– Xây dựng được các kế hoạch về tiếp thị dịch vụ;

– Thực hiện công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả;

– Giải quyết được các yêu cầu và tình huống trong quá trình phục vụ khách;

– Ứng dụng thành thạo ít nhất một phần mềm quản lý cơ sở làm đẹp trong công việc hàng ngày.

– Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

  1. Mức độ tự chủtrách nhiệm

– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

– Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;

– Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong cơ sở làm đẹp;

– Quan tâm, chăm sóc khách hàng với thái độ lịch sự, thân thiện;

– Tuân thủ các quy định về pháp luật trong kinh doanh dịch vụ làm đẹp;

– Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Tiếp đón, chăm sóc khách hàng;

– Tư vấn chăm sóc sắc đẹp;

– Chăm sóc da mặt;

– Chăm sóc da toàn thân;

– Chăm sóc chuyên sâu về da;

– Chăm sóc móng;

– Trang điểm;

– Massage bấm huyệt;

Nội dung chuong trình chi tiết vui lòng xem tại đây Chuong trinh Tao mau và Cham soc sac dep