CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP TIẾNG TRUNG QUỐC

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 90/QĐ-TCTHMB ngày 12 tháng  09 năm 2022 của Hiệu trưởng

Trường Trung cấp tổng hợp miền Bắc)

Tên ngành, nghề         : Tiếng Trung Quốc
Mã ngành, nghề    : 5220209
Trình độ đào tạo   : Trung cấp
Hình thức đào tạo : Chính quy
Đối tượng tuyển sinh : Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên
Thời gian đào tạo : tư 01 năm đến 03 năm                                                      
  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Ngành tiếng Trung Quốc trình độ cử nhân Trung cấp được định hướng theo chuyên ngành tiếng Trung Quốc tổng hợp ứng dụng, đặt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, đạo đức, tác phong chuyên nghiệp, có năng lực tiếng Trung Quốc đạt chuẩn quốc tế và sử dụng tiếng Trung Quốc tốt tại các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội, tích hợp các kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc viết theo định hướng tiếng Trung Quốc tổng hợp dựa trên chương trình đào tạo ở trình độ năng lực tiếng Trung Quốc tương đương bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam và có khả năng học liên thông lên bậc đại học.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức

– Hiểu được nội dung chính của các đoạn hội thoại về các chủ đề gần gũi với cuộc sống hoặc các cuộc hội thoại tự do với những người xung quanh.

– Hội thoại được về những chủ đề gần gũi trong cuộc sống.

– Đọc hiểu được nội dung câu truyện ngắn, bưu thiếp, email, những thông tin cần thiết, bảng thông báo,. . .

– Viết được một cách đơn giản về chủ đề gần gũi với cuộc sống, về kế hoạch, ý kiến bản thân.

– Áp dụng kiến thức tổng quát về các lĩnh vực soạn thảo văn bản, thương mại, du lịch, tiếp thị,. . để làm các công việc văn phòng tại các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ trong và ngoài nước.

– Khái quát hóa được kiến thức về thương mại, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam và Trung Quốc.

– Vận dụng những phương pháp và kiến thức đã học vào điều kiện công tác ở Việt Nam cũng như nước ngoài tại nhiều khu vực ngành nghề khác nhau trong môi trường quốc tế hóa, toàn cầu hóa và trong thời đại tri thức hiện nay.

– Xây dựng cho bản thân nền tảng kiến thức cơ bản có hệ thống làm cơ sở quan trong để người học ngành tiếng Trung Quốc có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở những cấp học cao hơn ở trong và ngoài nước hoặc tự bổ sung kiến thức khi thâm nhập vào thực tế công tác.        

– Áp dụng và phát triển kiến thức về thương mại, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam và Trung Quốc.

1.2.2. Về kỹ năng

  • Nghe:
  • Nghe hiểu để ghi nhận và chuyển tiếp thông tin đơn giản rõ ràng về các chủ đề liên quan tới cuộc sống, học tập và làm việc trong môi trường giao tiếp trực tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, diễn đàn… và việc học tập hằng ngày.
  • Nghe và xác định được ý chính trong các bài nói, cuộc đối thoại, thảo luận thông thường hoặc thương mại về các chủ đề phổ biến.
  • Nghe hiểu được các ý chi tiết trong các bài nói để điền đơn, bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ, ghi chú với các chủ đề liên quan tới việc học tập và công việc.
  • Nói:
  • Giao tiếp, trao đổi thông tin, trình bày ý kiến về các vấn đề xã hội, gia đình và các tình huống thương mại, công sở.
  • Hình thành kỹ năng ứng khẩu có sức thuyết phục, ngắt lời và làm rõ nghĩa, kỹ năng nghe để nắm thông tin, kỹ năng thảo luận nhóm, tham gia diễn đàn và câu lạc bộ.
  • Đọc:
  • Đọc, phân loại, sắp xếp và đánh giá các tài liệu tiếng Trung Quốc thông thường hoặc về thương mại, văn phòng và giao dịch.
  • Đọc hiểu các loại hợp đồng và văn kiện thương mại, như thư tín thương mại, email.
  • Phát triển kỹ năng đọc lướt, đọc lấy thông tin và đưa ra các suy luận hoặc đánh giá.
  • Viết:
  • Soạn thảo các hợp đồng thương mại cơ bản, tài liệu kinh doanh, thư tín thương mại cơ bản, viết email tiếng Trung Quốc, ghi chép trong các buổi họp có sử dụng tiếng Trung Quốc.
  • Viết, so sánh, đối chiếu các biểu đồ, bảng dữ liệu thông thường trong kinh doanh thương mại.
  • Dịch được các tài liệu phổ thông và thương mại cơ bản.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

  • Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù, chịu khó và sáng tạo trong công việc;
  • Làm việc khoa học, có tính tổ chức kỷ luật;
  • Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước, không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;
  • Có ý thức trách nhiệm trong công việc, chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan và tổ chức;
  • Có trách nhiệm công dân, luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ;
  • Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi;
  • Có ý thức tự nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ;
  • Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện thay đổi;
  • Đánh giá được kết quả làm việc của cá nhân và của các thành viên trong nhóm.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

  • Sau khi tốt nghiệp ngành tiếng Trung Quốc, người học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Trung Quốc như Giáo dục, Quản trị bán hàng, Dịch vụ khách hàng, Hành chánh, Nhân sự, Tiếp thị, Quảng cáo, Đối ngoại, cụ thể ở các vị trí sau:
  • Nhân viên văn phòng
  • Thư ký
  • Nhân viên tiếp thị
  • Nhân viên kinh doanh/Giao dịch viên
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng
  • Nhân viên hành chính
  • Nhân viên nhân sự
  • Trợ lý giám đốc

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành tiếng Trung Quốc, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập Trung Quốc những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Nội dung chuong trình chi tiết vui lòng xem tại đây Tieng Trung quốc – Trung cap